Máy hàn que HỒNG KÝ - HK200A (IGBT)

4,000,000VNĐ

- Thương hiệu: Hồng Ký
- Model: HK 200A (IGBT)
- Nguồn Đầu Vào: 1 pha 220VAC
- Nguồn Đầu Ra Định Mức: 200A, 28 V DC 20% Duty cycle tại 40⁰C
- Khoảng Dòng Hàn: 20-200A
- Khoảng Điện Áp: 20,8-28 V
- Điện Áp Không Tải: DC 60 V
- Công suất đầu ra: 10,3 KVA
- Kích Thước: 375x155x295mm
- Khối Lượng: 6,5 kg
- Phụ kiện: Kìm hàn 300A dài 5m, Kẹp mát 300A dài 2m bằng đồng 100%
- Bảo hành: 18 tháng
Số lượng :
- EMC chống nhiễu: Có mạch EMC lọc nhiễu bảo vệ máy và chống nhiễu thiết bị khác xung quanh.
- Công nghệ IGBT
- Mồi lửa nhanh - Hot Start
- Tự động bù hồ quang - Arc Force
- Hàn que 2.5 - 5.0mm, Hàn que 4.0mm liên tục ở nhiệt độ thường. Hổ trợ que 5.0 không liên tục
- Dây hàn 7m (kìm hàn 5m, kẹp mass 2m) đồng 100%
- Thợ chuyên nghiệp tin dùng
- Chức năng chống giật (Anti Shock)
- Bảo vệ quá tải, quá nhiệt
Hàn sắt, thép, inox
 
* Máy hàn IGBT là gì?
- Công nghệ hàn IGBT được ra đời sau MOSFET khoảng từ năm 1982, công nghệ này được xem là con lai của MOSFET và Transistor, nó được thừa hưởng bởi thế mạnh tốt nhất của MOSFET và Transistor như cho khả năng đóng ngắt mạch nhanh của MOSFET và có khả năng chịu tải lớn của Transistor.
 
- Hiện nay, máy hàn IGBT được coi là tân tiến nhất và là chiếm ưu thế, nhiều nhất trong tất cả các loại máy hàn hiện nay. Giá máy hàn IGBT cao hơn so với các dòng máy cùng công suất sử dụng công nghệ khác.
 

* Điểm giống nhau giữa MOSFET máy hàn và IGBT:

1. Phương pháp điều khiển và cách thức điều khiển giữa 2 công nghệ này là giống nhau, đều điều khiển bằng điện áp. 

2. Hầu hết hiện nay, cả máy hàn MOSFET và IGBT đều trang bị tính năng inverter tiết kiệm điện.

3. Máy hàn thuộc 2 công nghệ này đều có thiết kế gọn nhẹ hơn dòng máy hàn cơ, điều khiển bằng núm vặn điện tử, điều khiển chính xác và đóng ngắt mạch nhanh.

 

* Điểm khác nhau giữa công nghệ IGBT máy hàn và MOSFET:

Nội Dung

Máy Hàn MOSFET

Máy Hàn IGBT
Tiêu chí kỹ thuật Đáp ứng được tần số cao hơn nhiều so với IGBT Đáp ứng ở tần số thấp
Khả năng đóng ngắt mạch nhanh hơn IGBT Khả năng đóng ngắt mạch nhanh, nhưng MOSFET được đánh giá là nhỉnh hơn.
MOSFET chịu được điện áp thấp. IGBT chịu được điện áp cao hơn rất nhiều so với Mosfet. Ví dụ 1 con Mosfet có thể chịu được điện áp 800V là tối đa; còn IGBT có thể chịu được lên tới 7kV
MOSFET tải dòng thấp hơn so với IGBT Dòng điện hoạt động của 1 con sò IGBT cao gấp 3 lần so với dòng điện MOSFET.
Điện trở MOSFET cao hơn nhiều so với IGBT  Điện trở của sò IGBT rất thấp, điều này cho thấy nhiệt lượng sinh ra của sò IGBT sẽ thấp hơn rất nhiều so với sò Mosfet (thấp hơn khoảng 8 lần so với Mosfet), nhờ vậy mà sẽ hoạt động bền bỉ hơn. 
Ứng dụng MOSFET thường được sử dụng ở bộ nguồn xung, hay ở những dòng máy hàn tần số cao áp thì Mosfet vẫn được ưu tiên. Nếu sử dụng IGBT cho máy hàn tần số cao sẽ bị sụt áp.  Công nghệ hàn IGBT thường dùng ở máy hàn ở tần số thấp, chủ yếu dùng trong các mạch biến tần hay các bộ băm xung áp một chiều. 

* Nên chọn máy hàn IGBT hay MOSFET?

- Qua những phân tích trên có thể thấy công suất của 1 con sò IGBT lớn hơn gấp 3 lần so với Mosfet, nghĩa là 1 con IGBT = 3 con MOSFET. Vì vậy mà tại sao chúng ta thường thấy ở máy hàn công nghệ MOSFET lại có nhiều sò (từ 8 - 16 sò), trong khi máy hàn công nghệ IGBT chỉ cần 4 sò thôi là có thể "cân" được máy hàn Mosfet sử dụng 12 sò. 

- Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiều linh kiện hơn sẽ khiến bộ phận mạch bên trong máy hàn MOSFET cồng kềnh hơn, tốn chi phí sử dụng linh kiện và xác suất xảy ra lỗi cũng cao hơn, vì vậy nếu sau này có dễ hỏng hóc thì máy hàn IGBT cũng dễ tìm lỗi và sửa chữa hơn là MOSFET máy hàn. 

Ngoài ra, trọng lượng của máy hàn IGBT cũng nhẹ hơn nhiều so với máy hàn MOSFET. Ví dụ đối với máy hàn Hồng Ký HK200A đời cũ sử dụng MOSFET có trọng lượng là 8,5kg, trong khi HK200A IGBT mẫu mới có trọng lượng chỉ 6,5kg.

 

Sản Phẩm Đã Xem